CƠ HỘI CHO SẢN PHẨM CƠ KHÍ MADE BY VIETNAM VÀO THỊ TRƯỜNG ÂU - MỸ


CƠ HỘI CHO SẢN PHẨM CƠ KHÍ MADE BY VIETNAM VÀO THỊ TRƯỜNG ÂU - MỸ


Thị trường Âu - Mỹ là miếng bánh lớn cho sản phẩm cơ khí Made by Vietnam

Trong vài năm trở lại đây, thuật ngữ MBV đang dần trở nên quen thuộc, đây là chữ viết tắt của Made by Vietnam, nói đến những sản phẩm được làm ra bởi trí tuệ và sức lao động sáng tạo của người Việt Nam, giúp từng bước nâng cao vị thế của hàng hoá Việt Nam khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Trong ngành cơ khí, không chỉ dừng lại ở việc khởi xướng một cuộc vận động, một phong trào mà Made by Vietnam đã chính thức phát triển thành dự án với hàng trăm sự tham gia của các doanh nghiệp Việt.

Các sản phẩm cơ khí không chỉ đơn thuần bao gồm công đoạn lắp ráp, gia công tại Việt Nam mà còn là một quá trình dài bao gồm nghiên cứu, thiết kế, sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường, đáp ứng tốt nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng và ngày càng nâng cao chất lượng để đạt được mục tiêu chinh phục khách hàng trong và ngoài nước.


Các sản phẩm cơ khí Made by Vietnam đang có nhiều bước tiến mới

Tại hội thảo MBV và thị trường Âu - Mỹ, thông qua các gian hàng giới thiệu sản phẩm tiêu biểu đến đối tác trong và ngoài ngành, hội thảo còn là nơi mà các thành viên HAMEE thảo luận các giải pháp cho vấn đề; Đâu là hướng đi đúng cho các doanh nghiệp? Cần chuẩn bị những gì để đưa hàng hóa Việt xuất khẩu thành công vào thị trường khó tính như Âu - Mỹ.

“HAMEE muốn được các cơ quan ban ngành chính phủ nhà nước hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức thương mại của nước ngoài có nhiều kinh nghiệm và kiến thức để các doanh nghiệp có thể cùng học hỏi, cùng ghi nhận, giúp chúng ta có đủ điều kiện mở rộng thị trường Việt Nam”. - Chia sẻ của một thành viên trong Hội Doanh Nghiệp Cơ Khí - Điện TPHCM.


Chia sẻ của một thành viên trong Hội Doanh Nghiệp Cơ Khí - Điện TPHCM

Sản phẩm ngành cơ khí chế tạo Made by Vietnam tự hào mang trên mình thương hiệu quốc gia được sản xuất hoàn toàn bởi người Việt, đáp ứng nhu cầu và tiêu chuẩn của người dùng trong và ngoài nước. Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp Việt cần nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách áp dụng công nghệ hiện đại, hệ thống quản trị thông minh 4.0 và tham gia và chuỗi cung ứng toàn cầu. Sự kết nối chia sẻ thông tin và hỗ trợ giữa các doanh nghiệp sẽ giúp ngành sản xuất công nghiệp tại Việt Nam phát triển bền vững trong tương lai.