Dán nhãn năng lượng: Giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả và chính sách của Thành phố Hồ Chí Minh

Dán nhãn năng lượng: Giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả và chính sách của Thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian qua, tiết kiệm năng lượng đã và đang thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của xã hội. Đây cũng là nội dung quan trọng trong chính sách năng lượng quốc gia. Nhờ những nỗ lực trong việc thực hiện các giải pháp Tiết kiệm năng lượng, chúng ta đã thu được nhiều kết quả tích cực, trong đó có việc dán nhãn năng lượng.

Thời gian qua, tiết kiệm năng lượng đã và đang thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của xã hội. Đây cũng là nội dung quan trọng trong chính sách năng lượng quốc gia. Nhờ những nỗ lực trong việc thực hiện các giải pháp Tiết kiệm năng lượng, chúng ta đã thu được nhiều kết quả tích cực, trong đó có việc dán nhãn năng lượng 

Hiện nay, hầu hết các thiết bị gia dụng trên thị trường đều được Dán nhãn năng lượng. Đa số người tiêu dùng đi mua sắm thì đều dễ dàng nhận diện nhãn năng lượng, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu biết hết được các chính sách hiện hành và ý nghĩa của nhãn năng lượng.

Chính sách Dán nhãn năng lượng 



Chương trình tiêu chuẩn và dán nhãn năng lượng bắt đầu từ những năm 1970 được triển khai trên 80 quốc gia trên toàn thế giới (đến năm 2013), bao gồm hơn 50 loại phương tiện thiết bị tùy theo thiết kế và phạm vi áp dụng theo điều kiện của từng quốc gia. 

Chương trình dán nhãn năng lượng tại Việt Nam được bắt đầu triển khai từ năm 2008 theo hình thức tự nguyện đối với sản phẩm đèn chiếu sáng và bình đun nước nóng, Quyết định 51/2011/QĐ-TTg được thay thế bởi QD 04/2017/QĐ-TTg về việc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu đó bắt buộc thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 với một số phương tiện, thiết bị.

Theo Quyết định số 280/QĐ-TTg Ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ , phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030 với những mục tiêu tiết kiệm 8 - 10% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn từ 2019 đến năm 2030. Quyết định số 1393/QĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh mục tiêu đến năm 2030 giảm mức phát thải khí nhà kính mỗi năm ít nhất 1,5 - 2%.

TRUNG TÂM HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THÀNH PHỐ (CSED)