Kết nối giá trị hướng đến phát triển bền vững ngành lương thực thực phẩm TPHCM


Kết nối giá trị hướng đến phát triển bền vững ngành lương thực thực phẩm TPHCM

Ngành chế biến lương thực thực phẩm là một trong bốn ngành trọng điểm có đóng góp rất tích cực trong việc gia tăng toàn ngành công nghiệp của TPHCM. Tuy nhiên, do đại dịch COVID-19 nên trong 3 năm qua ngành này đã gặp phải nhiều thách thức.


Ngành chế biến lương thực thực phẩm là ngành trọng điểm tại TPHCM

Kể từ trận đại dịch COVID-19, trong 3 năm qua ngành chế biến lương thực thực phẩm của TPHCM đang gặp phải những khó khăn từ sự đứt gãy của nguồn cung ứng nhiên liệu, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng; hệ thống phân phối bị gián đoạn cho đến logistic, hậu cần và nguồn nhân lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Vì vậy để ngành chế biến lương thực thực phẩm tiếp tục phát triển và giữ vững vai trò là ngành sản xuất chủ lực, UBND TPHCM đã chính thức ban hành: Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp (DN) và sản phẩm ngành chế biến lương thực - thực phẩm TP giai đoạn 2020 - 2030. Giao nhiệm vụ cho sở công thương thành phố thực hiện các chương trình hỗ, trợ phát triển DN và quảng bá sản phẩm của ngành. Đồng thời đây cũng được xem là một trong những chương trình đột phá để TP tập trung vào việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, huy động nguồn lực đầu tư phát triển.


Những cải thiện tích cực của ngành lương thực thực phẩm TPHCM sau đại dịch COVID-19

Với định hướng phát triển công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế; tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu; chủ động trong các khâu nghiên cứu sản phẩm mới, phát triển thị trường; xây dựng thương hiệu và sản phẩm có uy tín đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu, TP sẽ triển khai động bộ nhiều giải pháp như sau:

- Thứ nhất xác định các tiêu chí và danh mục nhóm sản phẩm công nghệ chủ lực và sản phẩm công nghiệp tiềm năng của ngành chế biến lương thực thực phẩm. Đồng thời xây dựng các chính sách hỗ trợ cụ thể đối với nhóm sản phẩm chủ lực và sản phẩm tiềm năng.

Thứ 2 triển khai các giải pháp kích cầu đầu tư, đề xuất thí điểm cơ chế chính sách ưu đãi mới mang tính đột phá cho DN sản xuất lương thực thực phẩm. Trọng tâm là chính sách hỗ trợ DN tham gia chương trình kích cầu đầu tư; chính sách hỗ trợ DN tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng với lãi suất ưu đãi để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại; thực hiện chuyển đối số nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và kinh doanh, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Thứ 3 tập trung phát triển nguồn nhân lực cho ngành chế biến lương thực thực phẩm xây dựng các tiêu chí, quy chuẩn, quy định và tổ chức tập huấn về an toàn thực phẩm. Tổ chức các chương trình về đào tạo nâng cao năng lực cạnh tranh, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thuộc ngành chế biến lương thực thực phẩm TP.

Thứ 4 là tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển thị trường đối với sản phẩm ngành chế biến lương thực thực phẩm TP. Trong đó cần phát huy hiệu quả chương trình triển lãm quốc tế ngành lương thực thực phẩm TPHCM theo hướng mở rộng, đa dạng hóa hơn các nhóm sản phẩm lương thực thực phẩm tham gia triển lãm, đặc biệt là các sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao.

Sở công thương TPHCM kỳ vọng thời gian tới đây khi nhiều tuyến đường huyết mạch kết nối TPHCM được khơi thông sẽ góp phần giảm các chi phí vận chuyển, logistic. Đặc biệt trong 6 tháng cuối năm, chương trình khuyến mại tập trung năm 2023 với hàng ngàn chương trình khuyến mãi được kỳ vọng sẽ tạo động lực mới kích cầu tiêu dùng cho ngành thương mại dịch vụ của TP.


TPHCM thực hiện chương trình hỗ trợ và phát triển DN và sản phẩm ngành chế biến lương thực

Thời gian sắp tới, trung tâm hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp CSED và sở công thương TP sẽ đẩy mạnh và làm việc với các DN sản xuất để phát triển các chương trình theo nhóm sản phẩm nhằm thu hút người tiêu dùng, tạo động lực để các DN trong ngành phục hồi sản xuất và phục vụ tốt cho thị trường nội địa, đẩy mạnh xuất khẩu để vươn tầm quốc tế.