Triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP: Tăng tốc phục hồi tăng trưởng
Triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP: Tăng tốc phục hồi tăng trưởng
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, cải cách môi trường kinh doanh ở nước ta từ năm 2020 có xu hướng chững lại do tác động của đại dịch Covid-19. Trên bảng xếp hạng toàn cầu, một số chỉ tiêu cải thiện chưa bền vững và còn không ít chỉ tiêu cụ thể mà chất lượng và thứ hạng của Việt Nam còn thấp hoặc thậm chí giảm bậc.
Thực tế là, những ưu tiên phòng chống dịch trong gần 2 năm qua đã phần nào làm “chùng lại” những cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh. Là người theo sát quá trình cải cách những năm qua, TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), nhận thấy có một số biểu hiện kháng cự, làm chậm lại quá trình cải cách, và nỗ lực phục hồi lại một số quyền và lợi ích đã mất ở một số bộ, cơ quan… khá rõ nét. Chẳng hạn như kế hoạch sửa đổi lại Nghị định 15, vốn được coi là một thành tựu nổi bật của cải cách giai đoạn 2016 - 2020; hay động thái phục hồi lại một số điều kiện kinh doanh đã bãi bỏ, hay bổ sung thêm các điều kiện kinh doanh mới, v.v…
Chia sẻ những điều này, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế VCCI nhấn mạnh rằng, nếu cải cách chỉ được diễn ra trong một lĩnh vực, một ngành, thì sẽ không có giá trị nhiều như mong muốn mà đến giai đoạn này, các cải cách phải mang tính liên ngành, đồng bộ, kết nối. “Chẳng hạn, trong lĩnh vực thông quan xuất nhập khẩu cần có cải cách mạnh mẽ mang tính liên ngành. Hiện chúng tôi được biết cơ quan hải quan đang trình cơ chế quản lý mới để rút ngắn thời gian, giảm thiểu thủ tục cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự phản ứng của nhiều bộ, ngành liên quan rất mạnh mẽ nên việc ban hành văn bản mới rất khó khăn” - ông Đậu Anh Tuấn nói.
Nghị quyết 02: Cần thiết, đúng thời điểm
Theo Thứ trưởng Nguyễn Duy Đông, Nghị quyết số 02/NQ-CP được Chính phủ tiếp tục ban hành hàng năm vào đầu năm mới như thông lệ trước đây, đã thể hiện rõ thông điệp tiếp tục đẩy mạnh cải cách, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tạo niềm tin về sự đồng hành của Chính phủ với doanh nghiệp.
Tạo ra bước đột phá trong cải cách hành chính
|
Thủ tướng yêu cầu thống nhất quan điểm là đầu tư cho cải cách hành chính là đầu tư cho sự phát triển và việc đầu tư này phải tập trung, không dàn trải, làm việc nào dứt việc đó. Phương châm là "đã nói phải làm", thực chất, không hình thức, lấy sản phẩm, hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả, hiệu lực điều hành của các cơ quan làm thước đo.
Đánh giá cao việc Nghị quyết 02/NQ-CP được ban hành với những vấn đề và trọng tâm cải cách cụ thể, TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, các nỗ lực tiếp tục cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh lúc này là rất đúng thời điểm, khẳng định sự chùng lại vừa qua chỉ là bất khả kháng, tạm thời. Những nỗ lực cải cách sẽ nhanh chóng phục hồi lại niềm tin của thị trường, của cộng đồng doanh nghiêp, từ đó sẽ có tác động bội phần đến phục hồi và gia tăng tốc độ tăng trưởng.
Để đạt những mục tiêu này, TS. Nguyễn Đình Cung nêu một số đề xuất để triển khai thực hiện Nghị quyết 02 hiệu quả trong thời gian tới. Trong đó, ông đề xuất dành nguồn lực và quan tâm thích đáng để hóa giải phần nào sự kháng cự lại xu thế cải cách, cũng như xu hướng nhen nhóm phục hồi lại những công cụ quản lý nhà nước đã lỗi thời, phục hồi lại một số quyền, lợi đã mất, làm hại đến môi trường kinh doanh.
Đồng thời, Chính phủ cần yêu cầu các bộ, ngành có liên quan khi ban hành văn bản pháp luật mới, hay sửa đổi, bổ sung văn bản hiện có không được đặt thêm các rào cản; không được đi ngược lại những cải cách đã làm trong thời gian qua; mà phải thực hiện các giải pháp tạo thêm thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.
“Cộng đồng doanh nghiệp đã chịu tác động nặng nề của đại dịch và họ đang rất cần một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, an toàn hơn, giảm thiểu mọi chi phí để phục hồi, mở rộng đầu tư kinh doanh” – TS. Nguyễn Đình Cung nói.
Nguồn https://thoibaotaichinhvietnam.vn/trien-khai-nghi-quyet-02nq-cp-tang-toc-phuc-hoi-tang-truong-101667.html