Triển vọng phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 trong khu vực ASEAN +3

Triển vọng phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 trong khu vực ASEAN +3

Hội thảo trực tuyến sẽ thảo luận về một số chủ đề quan trọng đối với sự phục hồi kinh tế trong tương lai ở khu vực ASEAN + 3 với dấu ấn của đại dịch, đặc biệt tập trung vào các động lực tăng trưởng ngành ở cấp khu vực và cấp quốc gia.

Vào ngày 13/5, Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN + 3 (AMRO) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), sẽ phối hợp tổ chức hội thảo trực tuyến cùng các chuyên gia trao đổi về triển vọng phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 trong khu vực ASEAN +3.

Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia kinh tế

Dịch bệnh do coronavirus (COVID-19) đã diễn ra hơn 2 năm, phục hồi kinh tế đang bắt đầu tăng tốc trong khu vực ASEAN + 3 (ASEAN và ba quốc gia Đông Bắc Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc). Năm ngoái, nền kinh tế khu vực đã phục hồi lên 5,9% từ mức tăng trưởng không đổi vào năm 2020 và dự kiến sẽ tăng thêm 4,7% trong năm nay.

Tuy nhiên, hệ quả và những rủi ro mới tiếp tục phủ mờ triển vọng. Không thể bỏ qua khả năng xuất hiện các biến thể COVID-19 mới và độc hại hơn, có thể làm mất khả năng mở rộng kinh tế hơn, trong khi những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch đối với lao động, vốn và năng suất tổng thể đã và đang phủ bóng đen lên sự phát triển dài hạn của khu vực ASEAN + 3. Gần đây, các sự kiện địa chính trị đã tạo ra những nút thắt mới trong chuỗi cung ứng, trong khi việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ cũng làm gia tăng áp lực lạm phát thông qua việc tăng cao giá dầu, hàng hóa và thực phẩm. Những trở ngại này dự kiến sẽ tác động tiêu cực đến tiêu dùng, tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại trong khu vực.

Trong bối cảnh đó, hội thảo trực tuyến lần này sẽ thảo luận về một số chủ đề quan trọng đối với sự phục hồi kinh tế trong tương lai ở khu vực ASEAN + 3 với dấu ấn của đại dịch, đặc biệt tập trung vào các động lực tăng trưởng ngành ở cấp khu vực và cấp quốc gia. Cuộc thảo luận sẽ liên quan đến ba lĩnh vực đã được thiết lập là du lịch, chế biến nông sản và hàng may mặc và quỹ đạo tương lai của chúng trong một thế giới hậu đại dịch, cùng với các ngành đã nổi lên với tiềm năng phát triển cao trong tương lai, như điện tử, thương mại kỹ thuật số, và các dịch vụ được cung cấp kỹ thuật số. Những chính sách nào có thể trợ giúp tăng cường môi trường kinh doanh, cải thiện cơ sở hạ tầng và sự tham gia của cộng đồng trong khu vực tư nhân để hỗ trợ các động lực tăng trưởng này? Hợp tác khu vực có thể đóng vai trò gì để xây dựng lại một khu vực ASEAN + 3 tốt hơn, xanh hơn và bền vững hơn, sau đại dịch? là những câu hỏi được đặt ra tại cuộc hội thảo lần này.

Hội thảo lần này có sự tham gia của các diễn giả: Glenn van Zutphen, Nhà báo và Người sáng lập Tập đoàn VanMedia; Toshinori Doi, Giám đốc, Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN + 3 (AMRO); Marthe M. Hinojales, Nhà kinh tế, Giám sát khu vực, AMRO; James Villafuerte, Chuyên gia kinh tế cao cấp, Vụ Đông Nam Á, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); Byungsik Jung, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Tài chính Quốc tế, Bộ Kinh tế và Tài chính, Hàn Quốc; Trần Toàn Thắng, Vụ trưởng Vụ Dự báo Công nghiệp và Phát triển Doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Quốc gia, Việt Nam; Ramesh Subramaniam, Vụ trưởng, Vụ Đông Nam Á, ADB; Ling Hui Tan, Trưởng nhóm và Chuyên gia kinh tế trưởng, Giám sát khu vực, AMRO./.

Nguồn https://baomoi.com/trien-vong-phuc-hoi-kinh-te-sau-dai-dich-covid-19-trong-khu-vuc-asean-3/c/42549893.epi